Bài học kinh nghiệm là gì? Các công bố khoa học về Bài học kinh nghiệm

Bài học kinh nghiệm là những kiến thức và kỹ năng được học từ các trải nghiệm thực tế và các tình huống trong cuộc sống. Đây là những thông tin quý giá mà một n...

Bài học kinh nghiệm là những kiến thức và kỹ năng được học từ các trải nghiệm thực tế và các tình huống trong cuộc sống. Đây là những thông tin quý giá mà một người học được sau mỗi lần gặp phải các thử thách và khó khăn. Bài học kinh nghiệm không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính bản thân mình, mà còn giúp chúng ta trở nên thông thái hơn trong việc đối mặt với các tình huống tương tự trong tương lai. Bài học kinh nghiệm có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như công việc, quan hệ cá nhân, tình yêu, gia đình, và nhiều lĩnh vực khác.
Cụ thể, bài học kinh nghiệm là sự hiểu biết và tự nhận thức về những gì đã xảy ra trong quá khứ và cách chúng ta đã phản ứng, đối mặt và học từ những tình huống đó. Có thể nói, bài học kinh nghiệm là quá trình rút ra những bài học từ trải nghiệm và áp dụng chúng vào tương lai để cải thiện và tăng cường khả năng của bản thân.

Bài học kinh nghiệm không chỉ đơn thuần là việc gặp phải một tình huống khó khăn, mắc lỗi hay thất bại, mà còn liên quan đến việc tự thẩm định, phân tích và rút ra kết luận từ những sự kiện đã xảy ra. Điều này đòi hỏi sự chắt lọc thông tin, quan sát và khả năng tổ chức thông tin một cách hợp lý để có thể tìm ra một cách tiếp cận hoặc hành động đúng đắn trong tương lai.

Nhờ bài học kinh nghiệm, chúng ta có thể:

1. Nắm bắt được bản chất của một tình huống và lý do vì sao nó đã xảy ra.
2. Hiểu về những hành động, quyết định và những tác động của chúng trong quá trình đối mặt với khó khăn.
3. Học cách điều chỉnh, tìm kiếm giải pháp và áp dụng những cách tiếp cận mới để đạt được kết quả tốt hơn.
4. Phát triển khả năng tự nhận thức, tự đánh giá và tự cải thiện để trở nên linh hoạt và đáp ứng tốt hơn với môi trường và những thách thức mới.
5. Áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học được vào các tình huống khác nhau, giúp tối ưu hóa thành công và tránh các sai lầm lặp lại.

Tóm lại, bài học kinh nghiệm là quá trình học hỏi, hiểu biết và tự Áp dụng từ những tình huống thực tế và trải nghiệm trong cuộc sống, giúp chúng ta trở nên thông thái hơn và phát triển tốt hơn trong các lĩnh vực khác nhau.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "bài học kinh nghiệm":

Hạn hán lịch sử và xâm nhập mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2016: Bài học kinh nghiệm và giải pháp ứng phó Dịch bởi AI
Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering - - 2017
Trong mùa khô năm 2015-2016, Đồng Bằng Sông Cửu Long đã phải chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử tồi tệ nhất từng được ghi nhận, gây ra thiệt hại nặng nề cho chín tỉnh ven biển (tổng cộng 13 tỉnh) của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngay sau khi hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra, truyền thông đã đưa ra một số ý kiến khác nhau đề xuất các giải pháp khả dĩ nhằm đáp ứng hiệu quả và phát triển ổn định cho các khu vực ven biển. Tác giả đề xuất rằng để có sự phát triển bền vững cho đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các vùng ven biển nói riêng, Việt Nam cần có một số giải pháp cơ bản cả ngắn hạn và dài hạn, cho từng vùng cũng như toàn bộ đồng bằng, bao gồm các chương trình hạn chế hạn mặn và lũ lụt, các công trình kỹ thuật và phi kỹ thuật, và phạm vi bao trùm cả Đồng Bằng Sông Cửu Long và toàn bộ lưu vực sông Mekong.
#hạn hán lịch sử #Đồng Bằng Sông Cửu Long #xâm nhập mặn
Dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam
Ở nhiều nước, việc tạo lập văn bản (VB) được tiếp cận theo quan điểm viết là một tiến trình (writing as a process) trong khi Việt Nam vẫn xem viết là tạo ra một sản phẩm (writing as a product). Vì thế dẫn đến hai cách dạy tạo lập VB khác nhau: dạy viết dựa trên tiến trình (process based approaches) và dạy viết dựa trên sản phẩm (product based approaches). Trong bài viết này, chúng tôi trình bày những vấn đề sau (1) đặc điểm của tiến trình tạo lập VB; (2) phương pháp dạy tạo lập VB dựa trên tiến trình; (3) những bài học kinh nghiệm cho việc dạy tạo lập VB ở Việt Nam . Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";}
#dạy viết dựa trên sản phẩm #dạy viết dựa trên tiến trình #tạo lập văn bản
Chuẩn môn học và một số bài học kinh nghiệm về thiết kế chuẩn môn Ngữ văn của Việt Nam và môn Ngôn ngữ Anh của Hoa Kì
1024x768 Trong quá trình thiết kế chương trình (CT) dạy học, việc xây dựng chuẩn môn học có vai trò then chốt, định hướng cho toàn bộ tiến trình biên soạn sách giáo khoa (SGK), phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu của bài viết này là làm sáng tỏ các vấn đề sau: (1) khái niệm chuẩn môn học; (2) so sánh cách tiếp cận và nội dung Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Ngữ văn của Việt Nam hiện nay với Chuẩn cơ bản về CT môn Ngôn ngữ Anh, Đọc viết   các môn Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên và Kĩ thuật của Mĩ; (3) những bài học kinh nghiệm cho việc biên soạn và thực hiện CT, SGK sau năm 2015. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài viết này là so sánh, đối chiếu. Normal 0 false false false /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
#khái niệm Chuẩn #chức năng của Chuẩn #phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực #Chuẩn môn Ngữ văn #Chuẩn môn Ngôn ngữ Anh
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STEM TẠI HOA KÌ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM
  Bài viết giới thiệu nghiên cứu tổng quan về giáo dục STEM như một trong những xu hướng mới được đề cập ở Việt Nam trong bối cảnh sự phát triển của giáo dục STEM ở Việt Nam đang còn trong giai đoạn sơ khai và được phát triển bên ngoài trường học. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu như một cách tiếp cận chính nhằm tìm hiểu sự hình thành chiến lược giáo dục STEM của Chính phủ cũng như một số tiểu bang ở Hoa Kì và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo dục STEM phát triển ở Hoa Kì là nhờ chính sách liên bang đưa giáo dục STEM như là một quyết sách nhằm nâng cao vị thế của Hoa Kì trên thế giới và bảo vệ an sinh của quốc gia. Chính phủ Hoa Kì đã tài trợ rất nhiều cho các chương trình dự án nhằm phát triển STEM với sự phối hợp của nhiều đơn vị, từ đó dần hình thành hệ sinh thái giáo dục STEM trên cả nước. Các tiểu bang cũng đã bắt đầu có chính sách riêng nhằm phát triển STEM cho từng bang theo mục tiêu của họ.    
#giáo dục STEM #chiến lược phát triển #chính sách #Hoa Kì #bài học cho Việt Nam
LIÊN KẾT NÔNG HỘ SẢN XUẤT NHỎ VỚI THỊ TRƯỜNG THÔNG QUA HỢP ĐỒNG – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội ở nhiều nước đã bị suy giảm. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tạo việc làm cho hơn 60% dân số. Thực tế, năng suất và thu nhập của nông hộ còn nhiều hạn chế do phụ thuộc tập quán tự cung tự cấp với công nghệ kém cũng như khả năng tiếp cận thị trường thấp. Kết quả này chỉ tổng hợp thông tin có sẵn, thiếu sự phân tích chi tiết về các cơ chế của hiệu ứng. Nghiên cứu tiến hành phân tích sâu các tài liệu có liên quan được xuất bản và đưa ra bằng chứng về hiệu quả của hợp đồng nông nghiệp đến năng suất và thu nhập của nông hộ sản xuất nhỏ. Bài viết cũng phát triển một khuôn khổ cho một phân tích chi tiết hơn về hợp đồng, tạo điều kiện cho nông hộ sản xuất nhỏ tiếp cân thị trường và cải thiện sinh kế
#Hợp đồng #nông dân sản xuất nhỏ #năng suất #thu nhập #tiếp cận thị trường
Duy tân giáo dục của Nho sĩ Quảng Nam đầu thế kỉ XX: những đặc điểm và bài học kinh nghiệm
Tóm tắt: Từ những năm đầu thế kỉ XX, các chí sĩ duy tân đất Quảng (đại diện ưu tú là Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp) đã xác định duy tân giáo dục là vấn đề cơ bản và quan trọng bậc nhất. Giáo dục là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho mọi sự thành công. Từ đó, các ông chủ trương xây dựng một nền giáo dục toàn diện, khoa học và phù hợp với thực tiển xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những đặc điểm nổi bật trong tư tưởng và hoạt động duy tân về giáo dục của các nhà duy tân Quảng Nam đầu thế kỉ XX, từ đó rút ra những bài học có ý nghĩa lịch sử đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay.
#duy tân giáo dục #đặc điểm #bài học #Quảng Nam #mô hình trường học mới
Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức
Trong thời gian qua, đội ngũ trí thức Việt Nam, bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước thì vẫn còn còn bộc lộ một số mặt hạn chế, bất cập. Việc nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển về chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức - nguồn nhân lực trình độ cao, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn đối với đội ngũ trí thức và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức nước nhà; từ đó, gợi mở những suy nghĩ, hướng tiếp cận mới để bổ sung, hoàn thiện các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";}
#bài học kinh nghiệm #chiến lược #chiến lược xây dựng #phát triển đội ngũ trí thức
Tìm kiếm, thăm dò và phát hiện dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ: Tư liệu, sự kiện và bài học kinh nghiệm
Tạp chí Dầu khí - Tập 11 - Trang 37 - 44 - 2021
Trong chặng đường phát triển, Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” đã trải qua nhiều cột mốc lịch sử nhưng có thể khẳng định rằng, sự kiện phát hiện dòng dầu công nghiệp lần đầu tiên từ tầng đá móng granite nứt nẻ - phong hóa tại giếng khoan tìm kiếm - thăm dò BH-6 (ngày 11/5/1987) chính là cột mốc quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt động 40 năm qua (1981 - 2021). Từ việc tìm được dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ, Vietsovpetro đã liên tiếp phát hiện dòng dầu công nghiệp ở các mỏ khác trên vùng hoạt động của mình như: Đông Bắc Rồng (1991), Đông Nam Rồng (1995), Nam Rồng (2005), Nam Trung tâm Rồng (2006)... Đến đầu năm 2018, trữ lượng dầu mức 2P (P1+P2) từ đá móng chiếm đến 74% tổng trữ lượng cân đối hiện có của Vietsovpetro. Tính đến 1/10/2021, tổng lượng dầu khai thác từ đá móng là 235 triệu m3 (195 triệu tấn), chiếm đến 86% tổng sản lượng dầu đã khai thác của Vietsovpetro. Từ thành công và kinh nghiệm của Vietsovpetro, nhiều công ty dầu khí trong và ngoài nước (PVEP, JVPC, Talisman, Petronas...) đã tìm và phát hiện được dầu khí từ đá móng và đưa các mỏ vào khai thác (Rạng Đông, Sư Tử Đen, Hồng Ngọc, Hải Sư Đen...), đồng thời tạo sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng của ngành Dầu khí Việt Nam còn rất non trẻ. Những điều trên cho thấy sự cần thiết đầu tư để nghiên cứu, đúc rút các tài liệu, những kinh nghiệm đã thu nhận được từ cả thành công và thất bại trong quá trình thăm dò đối tượng móng trong 40 năm qua, làm cơ sở cho việc xác định đúng và hợp lý chiến lược phát triển tìm kiếm - thăm dò của Vietsovpetro trong các thập niên tới với dự kiến sẽ có những biến động mạnh trên thị trường dầu khí, đi liền với quá trình cạn kiệt tài nguyên không tái tạo được trên phạm vi toàn thế giới.
#Basement rock #granite #fracture #Bach Ho field
Tổng số: 85   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 9